Chống oxy hóa – Những điều thực sự cần biết
Hiểu đúng về oxy hóa, stress oxy hóa
Chúng ta thường dễ dàng nhận ra hiện tượng oxy hóa như sau khi gọt vỏ trái táo và để ngoài không khí thì trái táo sẽ bị xỉn màu. Vậy oxy hóa là gì, nguyên nhân nào dẫn tới sự oxy hóa mà sao ai cũng muốn “chống oxy hóa”. Bài viết này sẽ giải thích cụ thể về quá trình oxy hóa.
Một ví dụ dễ hình dung nhất về oxy hóa là khi sắt để trong không khí với oxy tạo thành oxit sắt hoặc rỉ sét. Sắt đã bị oxy hóa thành rỉ sét. Phản ứng quá trình là: 2 Fe + O 2 → Fe 2 O 3 => Kim loại sắt trong quá trình oxy hóa tạo thành oxit sắt hay còn gọi là rỉ sét.
Phản trao đổi electron cũng là 1 phần của phản ứng oxy hóa. Khi các dây đồng được đặt vào dung dịch chứa các ion bạc, các electron được chuyển từ đồng sang các bạc. Kim loại đồng sẽ bị oxy hóa. Râu kim loại bạc bám trên dây đồng, trong khi các ion đồng được hòa tan vào dung dịch.
Cu + Ag(-) → Cu (2-) + Ag
Cơ thể con người cần oxy mỗi ngày cho quá trình hô hấp, tuần hoàn để duy trì sự sống. Do đó, các tế bào trong cơ thể cũng thường xuyên tiếp xúc với oxy và tạo ra quá trình oxy hóa. Trong quá trình oxy hóa, các chất trong cơ thể bị chuyển đổi và hình thành các gốc tự do.
Tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài môi trường, chẳng hạn như với ánh sáng mặt trời, khói độc từ thuốc lá, chất trong rượu và các nguồn ô nhiễm khác hoặc chính các phản ứng nội sinh khi cơ thể bị stress cũng tạo ra quá trình oxy hóa và hình thành các gốc tự do.
Tác hại của stress oxy hóa đối với cơ thể.
Trong cơ thể, các gốc tự do sẽ được ghép đôi một cách “tự do” khiến hình thành các tế bào bất thường. Một số tế bào có thể tự phục hồi được nhưng đa phần các tế bào khi bị tổn thương theo thời gian có thể khiến các cơ quan tổ chức bị hư hỏng vĩnh viễn, gây ra các bệnh mãn tính hoặc tạo những tổ chức tế bào bất thường mà chúng ta hay gọi là tế bào ác tính. Các gốc tự do cũng khiến thúc đẩy quá trình thoái hóa và lão hóa của các cơ quan, tổ chức trong cơ thể, gây ra các bệnh mãn tính như dư cân, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch và những bệnh lý trầm cảm, lo âu.
Các biện pháp phòng chống Oxy hóa
Môi trường sống lành mạnh:
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta không tránh khỏi việc phải sống và làm việc trong những môi trường khói bụi, ô nhiễm bởi khí thải nhà máy, tia UV…và công việc áp lực, tâm lý dễ bị stress.
Chúng ta có thể tạo ra không gian sống sạch sẽ, trong lành, có nhiều cây xanh và duy trì lịch rèn luyện thể chất để giữ được trạng thái cân bằng giữa sức khỏe thể lực và sức khỏe tinh thần.
Tăng chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ chất lượng sẽ giúp các tế bào trong cơ thể có thời gian tự phục hồi và sửa chữa. Khi mất ngủ, căng thẳng, các hoạt động và phản ứng oxy hóa vẫn tiếp tục diễn ra với cường độ như ban ngày. Điều này dẫn tới giấc ngủ kém chất lượng sẽ làm tăng tốc độ quá trình oxy hóa, không những gây mệt mỏi cho các cơ quan nội tạng, gây ra nhiều bệnh lý mãn tính “nguy hiểm” mà còn gây ra lão hóa da, làm suy yếu khả năng tự phục hồi và làm lành các tổn thương của da vào ban đêm.
Vì vậy cải thiện chất lượng giấc ngủ là một trong những biện pháp chống oxy hóa hữu hiệu.
Bổ sung các chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa là những chất có khả năng “ghép đôi” với các gốc tự do để loại bỏ và ngăn chặn các gốc tự do trước khi chúng có thể gây hại. Chất oxy hóa có thể từ 02 nguồn: nội sinh (cơ thể tự sản xuất ra chất chống oxy hóa) và bổ sung từ thực phẩm bên ngoài.
Theo kinh nghiệm, chúng ta biết: người ăn đủ rau xanh, các loại củ quả sẽ có đường tiêu hóa khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, tinh thần sảng khoái, làn da đẹp, ít bị ốm vặt hoặc khi về già nhìn sẽ trẻ hơn so với tuổi, ít mắc các bệnh mãn tính.
Theo khoa học, trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa. Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa bao gồm trái cây, rau củ quả có nhiều chất dinh dưỡng như lutein, lycopene, selen, vitamin A, C và E, beta-carotene:
- Vitamin A có nhiều trong sữa, gan, bơ và trứng.
- Vitamin C có trong hầu hết các loại trái cây và rau quả. Rau quả có lượng vitamin C cao nhất như đu đủ, dâu tây, cam,kiwi, dưa lưới, ớt chuông, họ nhà cải, cà chua, súp lơ.
- Vitamin E có trong các loại hạt như: hạnh nhân, hạt dẻ, hạt hướng dương và đậu phộng. Cũng có trong các loại rau như: cải xoăn, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương, dầu hạt cải.
- Beta-carotene có trong trái cây và rau quả: cà rốt, đậu Hà Lan, mơ, dưa lưới, đu đủ, xoài, đào, bông cải xanh, khoai lang, bí đỏ và bí. Nó cũng có trong một số loại rau lá xanh, trong đó có củ cải đường, cải xoăn.
- Lutein có trong các loại rau lá xanh như: họ nhà cải, ngô, đậu Hà Lan, đu đủ và quả cam.
- Lycopene có trong trái cây và rau màu sặc sỡ như: bưởi hồng, mơ dưa hấu và cà chua.
- Selen có trong hạt ngũ cốc (ngô, lúa mì và gạo lứt), các loại hạt đậu, thịt động vật (thịt bò, gà tây, thịt gà, cá, trứng và phô mai).
- Các polyphenol (Có khoảng 500 loại) trong các loại rau xanh, trái cây và các loại hạt. Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến nghị cần tăng lượng rau xanh và trái cây hàng ngày có thể cứu 3,9 triệu người mỗi năm khỏi các bệnh lý mãn tính không lây.
Polyphenols và FOS: Hiệp đồng tác dụng trong phòng chống oxy hóa và thải độc cơ thể
Chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa, hạn chế tổn thương tế bào bằng cách “làm sạch” và loại bỏ các chất thải gốc tự do trong các tế bào của chúng ta trước khi chúng có thể gây hại. “Chất chống oxy hóa này được giải phóng từ các loại thực phẩm chúng ta ăn thông qua quá trình tiêu hóa và đi thẳng vào máu rồi vào trong tế bào – nơi chúng tác động vào các gốc tự do”.
Bài viết liên quan
Chắc hẳn khi tìm kiếm từ khóa giảm cân trên các nền tảng mạng xã hội đã không ít lần bạn bắt gặp các cụm từ “giảm cân cấp tốc” hoặc “giảm 3 – 5kg trong 1 tuần”. Liệu những phương pháp giảm cân này có thật sự hiệu quả, an toàn và duy trì […]
Thời gian gần đây, trà giảm cân là một trong những phương pháp cải thiện vóc dáng được nhiều chị em lựa chọn. Vậy có nên uống trà giảm cân? Loại trà giảm cân nào hiệu quả và an toàn? Sitrolim sẽ giải đáp cho bạn ngay trong bài viết này. 1. Trà giảm cân […]
Sau đại dịch Covid-19, thế hệ trẻ bắt đầu quan tâm hơn đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của bản thân. Đây cũng là lý do khiến phương pháp giảm cân bền vững ngày càng được ưu tiên lựa chọn. Cùng Sitrolim tham khảo ngay một số cách giảm cân bền vững, an […]
Trải qua nhiều nghiên cứu, hoạt chất Sinetrol® XPUR được chứng minh có khả năng chuyển hóa mỡ dư thừa theo cơ chế ly giải mỡ giúp giảm cân bền vững, an toàn như việc dùng nước ép trái cây. Mỡ trắng – “thủ phạm” gây thừa cân, béo phì Mô mỡ trắng gồm có […]
Giảm cân và giảm mỡ là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Giảm cân là giảm trọng lượng tổng cơ thể của một người, bao gồm lượng mỡ, cơ và nước. Trong khi đó, giảm mỡ về cơ bản là chỉ giảm đi tế bào mỡ trong cơ thể. Giảm mỡ chính là điều […]
Chắc hẳn khi tìm kiếm từ khóa giảm cân trên các nền tảng mạng xã hội đã không ít lần bạn bắt gặp các cụm từ “giảm cân cấp tốc” hoặc “giảm 3 – 5kg trong 1 tuần”. Liệu những phương pháp giảm cân này có thật sự hiệu quả, an toàn và duy trì […]
Thời gian gần đây, trà giảm cân là một trong những phương pháp cải thiện vóc dáng được nhiều chị em lựa chọn. Vậy có nên uống trà giảm cân? Loại trà giảm cân nào hiệu quả và an toàn? Sitrolim sẽ giải đáp cho bạn ngay trong bài viết này. 1. Trà giảm cân […]
Trải qua nhiều nghiên cứu, hoạt chất Sinetrol® XPUR được chứng minh có khả năng chuyển hóa mỡ dư thừa theo cơ chế ly giải mỡ giúp giảm cân bền vững, an toàn như việc dùng nước ép trái cây. Mỡ trắng – “thủ phạm” gây thừa cân, béo phì Mô mỡ trắng gồm có […]
Giảm cân và giảm mỡ là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Giảm cân là giảm trọng lượng tổng cơ thể của một người, bao gồm lượng mỡ, cơ và nước. Trong khi đó, giảm mỡ về cơ bản là chỉ giảm đi tế bào mỡ trong cơ thể. Giảm mỡ chính là điều […]
Ăn kiêng nghiêm ngặt hay tập luyện “điên cuồng” để ép cân đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làn da. Giảm cân bền vững bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống, thói quen luyện tập khoa học mới là giải pháp hiệu quả nhất để duy trì cân […]